Bước tới nội dung

Giả thuyết Catalan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Giả thuyết Catalan (hoặc định lý Mihăilescu) là định lý trong lý thuyết số được đặt giả thuyết bởi nhà toán học Eugène Charles Catalan trong 1844 và được chứng minh trong 2002 bởi Preda Mihăilescu của đại học Paderborn.[1][2] Hai số 23 và 32 là hai lũy thừa hoàn hảo có giá trị (8 và 9 tương ứng) liên tiếp.Định lý phát biểu rằng đây là trường hợp duy nhất của hai số lũy thừa hoàn hảo liên tiếp. Có nghĩa là

Giả thuyết Catalan — Nghiệm tự nhiên duy nhất của

với a, b > 1, x, y > 0x = 3, a = 2, y = 2, b = 3.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử của bài toán bắt nguồn ít nhất từ Gersonides ngừoi đã chứng minh trường hợp đặc biệt trong 1343 khi (x, y) bị giới hạn bằng (2, 3) hoặc (3, 2). Bước tiến đầu tiên sau khi Catalan đưa ra giả thuyết là vào năm 1850 khi Victor-Amédée Lebesgue xét trường hợp b = 2.[3]

Trong 1976, Robert Tijdeman áp dụng phương pháp Baker trong lý thuyết siêu việt để đặt ra các giới hạn cho a,b và dùng các kết quả giới hạn có sẵn cho x,y khi biết a, b để tìm ra chặn trên của x,y,a,b. Michel Langevin đã tính ra cho giới hạn trên,[4] đưa giả thuyết Catalan về một lượng hữu hạn còn lại cần xét.

Giả thuyết Catalan đã được chứng minh bởi Preda Mihăilescu vào tháng 4 năm 2002. Bái chứng minh được xuất bản trong Journal für die reine und angewandte Mathematik, 2004. Bài chứng minh sử dụng chủ yếu các trường cyclotomic và các modun Galois. Một bài luận cho bài chứng minh được viết bởi Yuri Bilu trong Séminaire Bourbaki.[5] Vào 2005, Mihăilescu xuất bản một bài chứng minh khác đơn giản hơn [6]

Tổng quát hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện đang có giả thuyết rằng với mọi số nguyên dương n, chỉ có hữu hạn số cặp lũy thừa hoàn hảo có khoảng cách n. Danh sách bên dưới xét n ≤ 64 ,hiển thị các nghiệm lũy thừa hoàn hảo nhỏ hơn 1018, xem A076427 . Xem thêm A103953 cho nghiệm nhỏ nhất (> 0).

n số
nghiệm
số k sao cho kk + n
đều là lũy thừa hoàn hảo
n số
nghiệm
số k sao cho kk + n
đều là lũy thừa hoàn hảo
1 1 8 33 2 16, 256
2 1 25 34 0 none
3 2 1, 125 35 3 1, 289, 1296
4 3 4, 32, 121 36 2 64, 1728
5 2 4, 27 37 3 27, 324, 14348907
6 0 none 38 1 1331
7 5 1, 9, 25, 121, 32761 39 4 25, 361, 961, 10609
8 3 1, 8, 97336 40 4 9, 81, 216, 2704
9 4 16, 27, 216, 64000 41 3 8, 128, 400
10 1 2187 42 0 none
11 4 16, 25, 3125, 3364 43 1 441
12 2 4, 2197 44 3 81, 100, 125
13 3 36, 243, 4900 45 4 4, 36, 484, 9216
14 0 none 46 1 243
15 3 1, 49, 1295029 47 6 81, 169, 196, 529, 1681, 250000
16 3 9, 16, 128 48 4 1, 16, 121, 21904
17 7 8, 32, 64, 512, 79507, 140608, 143384152904 49 3 32, 576, 274576
18 3 9, 225, 343 50 0 none
19 5 8, 81, 125, 324, 503284356 51 2 49, 625
20 2 16, 196 52 1 144
21 2 4, 100 53 2 676, 24336
22 2 27, 2187 54 2 27, 289
23 4 4, 9, 121, 2025 55 3 9, 729, 175561
24 5 1, 8, 25, 1000, 542939080312 56 4 8, 25, 169, 5776
25 2 100, 144 57 3 64, 343, 784
26 3 1, 42849, 6436343 58 0 none
27 3 9, 169, 216 59 1 841
28 7 4, 8, 36, 100, 484, 50625, 131044 60 4 4, 196, 2515396, 2535525316
29 1 196 61 2 64, 900
30 1 6859 62 0 none
31 2 1, 225 63 4 1, 81, 961, 183250369
32 4 4, 32, 49, 7744 64 4 36, 64, 225, 512

Giả thuyết Pillai

[sửa | sửa mã nguồn]
Vấn đề mở trong toán học:
Có đúng rằng mỗi số nguyên dương chỉ xuất hiện hữu hạn lần là khoảng cách giữa hai lũy thừa hoàn hảo?
(các vấn đề mở khác trong toán học)

Giả thuyết Pillai xét đến khoảng cách tổng quát giữa hai số lũy thừa hoàn hảo (dãy số A001597 trong bảng OEIS): là bài toán mở được đưa ra bởi S. S. Pillai, người đặt ra giả thuyết rằng khoảng cách giữa các lũy thừa hoàn hảo tiến đến vô cùng. Ta có thể hiểu tương đương là mỗi số tự nhiên đều có thể biểu diễn thành khoảng cách giữa hai lũy thừa hoàn hảo nhưng chỉ có hữu hạn số lần biểu diễn như vậy.Thậm chí, tổng quát hơn trong 1931 Pillai đã đặt ra giả thuyết khi cố định A, B, C thì phương trình có hữu hạn số nghiệm (xymn) với (mn) ≠ (2, 2). Pillai chứng minh rằng khoảng cách với bất kỳ λ nhỏ hơn 1, cách đều với mn.[7]

Giả thuyết tổng quát có thể được chứng minh từ giả thuyết abc.[7][8]

Paul Erdős đặt ra giả thuyết rằng[cần dẫn nguồn] dãy tăng dần của lũy thừa hoàn hảo thỏa mãn với một số giá trị c và giá trị  n đủ lớn.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Weisstein, Eric W., Catalan's conjecture, MathWorld
  2. ^ Mihăilescu 2004
  3. ^ Victor-Amédée Lebesgue (1850), “Sur l'impossibilité, en nombres entiers, de l'équation xm=y2+1”, Nouvelles annales de mathématiques, 1re série, 9: 178–181
  4. ^ Ribenboim, Paulo (1979), 13 Lectures on Fermat's Last Theorem, Springer-Verlag, tr. 236, ISBN 0-387-90432-8, Zbl 0456.10006
  5. ^ Bilu, Yuri (2004), “Catalan's conjecture”, Séminaire Bourbaki vol. 2003/04 Exposés 909-923, Astérisque, 294, tr. 1–26
  6. ^ Mihăilescu 2005
  7. ^ a b Narkiewicz, Wladyslaw (2011), Rational Number Theory in the 20th Century: From PNT to FLT, Springer Monographs in Mathematics, Springer-Verlag, tr. 253–254, ISBN 978-0-857-29531-6
  8. ^ Schmidt, Wolfgang M. (1996), Diophantine approximations and Diophantine equations, Lecture Notes in Mathematics, 1467 (ấn bản thứ 2), Springer-Verlag, tr. 207, ISBN 3-540-54058-X, Zbl 0754.11020

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]